Kota Chelsea

Top 10 cầu thủ ghi bàn nhiều nhất cho Chelsea

Trong văn hóa đại chúng

Năm 1930, Chelsea xuất hiện ở một trong những bộ phim về bóng đá sớm nhất, The Great Game.[289] Cựu tiền đạo trung tâm của Chelsea, Jack Cock, khi ấy đang thi đấu cho Millwall, là ngôi sao của bộ phim với một vài cảnh được quay ở Stamford Bridge, bao gồm trên sân, phòng họp và phòng thay đồ. Bộ phim có sự góp mặt với vai trò khách mời bởi các cầu thủ Chelsea khi đó Andrew Wilson, George Mills, và Sam Millington.[290] Do những tai tiếng của Chelsea Headhunters, một hội bóng đá có liên hệ với câu lạc bộ, Chelsea cũng xuất hiện trong các bộ phim về nạn hooligan bóng đá, bao gồm bộ phim năm 2004 The Football Factory.[291] Chelsea cũng xuất hiện trong bộ phim tiếng Hindi Jhoom Barabar Jhoom.[292] Tháng Tư 2011, chương trình hài của Montenegro Nijesmo mi od juče thực hiện một tập mà trong đó Chelsea thi đấu với FK Sutjeska Nikšić ở vòng loại UEFA Champions League.[293]

Cho tới những năm 1950, câu lạc bộ đã có sự liên kết dài lâu với các ca vũ trường; họ thường cung cấp các nghệ sĩ hài như George Robey.[294] Đỉnh điểm là khi nghệ sĩ hài Norman Long phát hành một ca khúc mới lạ năm 1933, với tiêu đề "On the Day That Chelsea Went and Won the Cup", lời bài há mô tả một loạt các điểm kỳ lạ và không thường xuyên xảy ra vào ngày mà Chelsea cuối cùng cũng giành được một danh hiệu.[18] Trong bộ phim năm 1935 The 39 Steps của Alfred Hitchcock, Mr Memory tuyên bố lần cuối Chelsea giành Cup là vào năm 63 trước công nguyên, "trong chiều đại của Hoàng đế Nero."[295] Một cảnh trong tập phim năm 1980 của Minder được ghi hình trong một trận đấu thật tại sân Stamford Bridge giữa Chelsea và Preston North End khi Terry McCann (do Dennis Waterman thủ vai) đứng trên nóc khán đài.[296]

Ca khúc "Blue is the Colour" được cho ra mắt đĩa đơn để khơi gợi tinh thần trước trận chung kết League Cup 1972, khi tất cả các cầu thủ đội một Chelsea góp giọng hát; ca khúc đã đạt vị trí thứ năm tại UK Singles Chart.[297] Bài hát sau đó được một số câu lạc bộ thể thao trên thế giới lựa chọn làm ca khúc của câu lạc bộ, bao gồm cả Vancouver Whitecaps (với tựa "White is the Colour")[298] và Saskatchewan Roughriders (với tựa "Green is the Colour").[299] Để lên tinh thần cho Chung kết FA Cup 1997, ca khúc "Blue Day", được biểu diễn bởi Suggs và các thành viên Chelsea, đạt vị trí thứ 22 trong bảng xếp hạng Anh Quốc.[300] Bryan Adams, một cổ động viên của Chelsea,[301] dành riêng bài hát "We're Gonna Win" trong album 18 Til I Die cho câu lạc bộ.[302]

Chelsea có một đội bóng đá nữ, Chelsea Women. Họ bắt đầu có liên kết với đội nam từ năm 2004[303] và là một phần trong chương trình phát triển cộng đồng của câu lạc bộ. Họ thi đấu các trận đấu sân nhà trên sân Wheatsheaf Park, sân nhà của câu lạc bộ Conference South Staines Town.[304] Câu lạc bộ lên Premier Division lần đầu năm 2005 với tư cách đội vô địch Southern Division và từng giành Surrey County Cup các năm 2003–04, 2006–10, 2012, và 2013.[305] Năm 2010 Chelsea Women trở thành một trong tám thành viên sáng lập FA Women's Super League.[306] Năm 2015, Chelsea Women vô địch FA Women's Cup lần đầu tiên, đánh bại Notts County Ladies trên sân vận động Wembley,[307] và một tháng sau giành chức vô địch FA Women's Super League để hoàn thành cú đúp danh hiệu.[308] John Terry, cựu đội trưởng của đội nam Chelsea, là Chủ tịch của Chelsea Women.[309]

Ghi chú: Quốc kỳ chỉ đội tuyển quốc gia được xác định rõ trong điều lệ tư cách FIFA. Các cầu thủ có thể giữ hơn một quốc tịch ngoài FIFA.

Ghi chú: Quốc kỳ chỉ đội tuyển quốc gia được xác định rõ trong điều lệ tư cách FIFA. Các cầu thủ có thể giữ hơn một quốc tịch ngoài FIFA.

Cầu thủ xuất sắc nhất năm

Những thương vụ bán đắt giá nhất

–nay: Kỷ nguyên Boehly–Clearlake

Vào ngày 25 tháng 5 năm 2022, chính phủ đã phê chuẩn việc tiếp quản Chelsea của tập đoàn do Boehly đứng đầu trị giá 4,25 tỷ bảng Anh.[164] Vào ngày 30 tháng 5 năm 2022, vụ mua bán hoàn tất, chấm dứt 19 năm sở hữu câu lạc bộ của Abramovich.[165] Câu lạc bộ sau đó đã thông báo vào ngày 20 tháng 6 rằng Bruce Buck, người giữ chức Chủ tịch từ năm 2003, sẽ thôi giữ vai trò của mình kể từ ngày 30 tháng 6 mặc dù ông sẽ tiếp tục làm việc với tư cách Cố vấn cấp cao.[166] Tiếp đó là sự ra đi của giám đốc câu lạc bộ đã phục vụ lâu năm và giám đốc thể thao trên thực tế Marina Granovskaia vào ngày 22 tháng 6[167]. Petr Čech rời vai trò Cố vấn Kỹ thuật và Phong độ 5 ngày sau đó.[168]

Ở kỳ chuyển nhượng mùa hè 2022, Chelsea chi nhiều tiền trong một kỳ chuyển nhượng hơn bất kỳ câu lạc bộ nào khác trong lịch sử giải đấu. Đội đã chi hơn 250 triệu bảng cho những cầu thủ như: Raheem Sterling, Marc Cucurella, Kalidou Koulibaly và Pierre-Emerick Aubameyang.[169] Tuy nhiên, sau khi bất ngờ để thua Dinamo Zagreb 0-1 trong ngày ra quân Champions League mùa giải 2022-2023, Chelsea đưa ra thông báo sa thải Thomas Tuchel vào ngày 7/9/2022[170], ông nhận được 13 triệu bảng tiền đền bù hợp đồng, bên cạnh đó, các trợ lý của ông cũng nhận được 2 triệu bảng[171]. Chelsea sau đó bổ nhiệm Graham Potter từ Brighton với bản hợp đồng 5 năm[172]. Trong kỳ chuyển nhượng mùa đông, Chelsea đã phá kỷ lục chuyển nhượng của Anh khi ký hợp đồng với Enzo Fernández với giá 120 triệu Euro,[173] trước đó đội đã sở hữu Mykhaylo Mudryk từ Shakhtar Donetsk với mức phí 100 triệu euro.[174] Bằng cách chi hơn 300 triệu bảng trong kỳ chuyển nhượng mùa đông, họ trở thành câu lạc bộ đầu tiên trong lịch sử chi tiêu nhiều hơn cả 4 giải đấu lớn cộng lại.[175] Vào ngày 2 tháng 4 năm 2023, Chelsea thông báo chia tay Graham Potter, một ngày sau khi đội thua Aston Villa và rớt xuống nửa dưới bảng điểm.[176] Frank Lampard trở lại Chelsea sau đó trong vai trò tạm quyền, theo hợp đồng đến tháng 6.[177] Mùa giải đầu tiên dưới thời chủ tịch Boehly kết thúc khi Chelsea đứng thứ 12 tại Ngoại hạng Anh, và dừng bước tại tứ kết trước Real Madrid[178].

Trước khi mùa giải kết thúc, Chelsea công bố Mauricio Pochettino ký hợp đồng 3 năm, và bắt đầu dẫn Chelsea từ mùa giải 2023-2024[179]. Tuy chỉ gắn bó 1 mùa nhưng ông đã giúp Chelsea đứng thứ 6 tại Ngoại hạng Anh, và đưa đội tới chung kết Cup Liên đoàn và bán kết Cup FA, lần lượt thua Liverpool và Man City trên sân Wembley.[180] Chelsea thông báo đạt thỏa thuận chấm dứt hợp đồng với Mauricio Pochettino và cộng sự dựa trên cơ sở đồng thuận hai bên vào tháng 5/2024.[181]

Vào tháng 6/2024, Chelsea công bố Enzo Maresca trở thành ''thuyền trưởng'' mới của đội bóng theo bản hợp đồng có thời hạn 5 năm.[182]

Chelsea chỉ có một sân nhà duy nhất, Stamford Bridge, nơi họ thi đấu từ những ngày đầu thành lập. Nơi đây được chính thức mở cửa vào 28 tháng 4 năm 1877 và trong 28 năm đầu tồn tại nó chủ yếu được sử dụng bởi London Athletic Club là nơi diễn ra các sự kiện thể thao mà không phải tất cả cho bóng đá. Năm 1904 sân được thu mua bởi doanh nhân Gus Mears và người em trai Joseph, họ cũng mua luôn cả khu đất rộng lớn gần đó (trước đó là một khu vườn chợ lớn) với mục đích là tổ chức các trận bóng đá trên khu đất rộng 12.5 mẫu Anh (51,000 m²). Stamford Bridge được thiết kế cho gia đình Mears là kiến trúc sư bóng đá có tiếng Archibald Leitch, người cũng thiết kế các sân Ibrox, Craven Cottage và Hampden Park.[183] Phần lớn các câu lạc bộ được thành lập rồi mới tìm sân thi đấu, còn Chelsea được thành lập là vì Stamford Bridge.

Thiết kế ban đầu của sân như một chiếc bát mở với một mái che, Stamford Bridge có sức chứa vào khoảng 100.000 người. Đầu những năm 1930 phần khán đài phía nam được lắp mái che bao phủ một phần năm khán đài. Hiện nay nó được gọi là "Shed End", ngôi nhà của những cổ động viên có tiếng nói và trung thành nhất của Chelsea, đặc biệt là trong những năm 1960, 70 và 80..[184]

Đầu những năm 1970, những người chủ của câu lạc bộ đưa ra thông báo hiện đại hóa Stamford Bridge với kế hoạch xây một sân vận động 50000 chỗ ngồi hiện đại nhất.[184] Công việc bắt đầu ở Khán đài phía Đông năm 1972 nhưng dự án bị cản trở bởi nhiều vấn đề và không được hoàn thành; cái giá mà câu lạc bộ phải nhận là việc gần như bị phá sản, mà đỉnh điểm là việc bán quyền sử dụng cho các nhà phát triển bất động sản. Sau cuộc chiến pháp lý dài, phải đến giữa những năm 1990 tương lai của Chelsea tại sân mới được đảm bảo và kế hoạch cải tạo lại sân được tiếp tục.[184] Khán đài phía bắc, tây và nam của sân được chuyển thành khán đài ngồi và đưa sát gần hơn với mặt sân, quá trình được hoàn thành vào năm 2001.

Khi Stamford Bridge được tái phát triển trong kỷ nguyên Bates nhiều điểm được đưa vào tổ hợp với hai khách sạn, căn hộ, quán bar, nhà hàng, Chelsea Megastore, và một địa điểm thu hút khách tham quan gọi là Chelsea World of Sport. Ý định của những cơ sở vật chất này là nhằm tăng thêm thu nhập để hỗ trợ việc kinh doanh trong bóng đá, nhưng nó không được thành công như mong đợi và tới trước khi Abramovich tiếp quản năm 2003 các khoản nợ là một gánh nặng với câu lạc bộ. Ngay sau khi tiếp quản một quyết định được đưa ra là bỏ đi thương hiệu "Chelsea Village" và tập trung vào Chelsea với tư cách là một câu lạc bộ bóng đá. Tuy nhiên sân vận động vẫn được coi là một phần của "Chelsea Village" hay "The Village".

Quyền sử dụng Stamford Bridge, mặt sân, cửa quay vào tên gọi Chelsea được sở hữu bởi Chelsea Pitch Owners, một tổ chức phi lợi nhuận mà các cổ động viên là cổ đông. CPO được tạo ra nhằm tránh việc sân có thể bị bán cho các nhà bất động sản một lần nữa. Một điều kiện để sử dụng tên Chelsea FC, câu lạc bộ phải thi đấu các trận đấu của đội một tại Stamford Bridge, điều đó có nghĩa nếu câu lạc bộ chuyển tới một sân vận động mới, họ phải đổi tên.[185] Sân tập của Chelsea nằm ở Cobham, Surrey. Chelsea chuyển tới Cobham năm 2004. Trước đó sân tập họ nằm ở Harlington nơi được sử dụng bởi QPR từ năm 2005.[186] Cơ sở vật chất ở Cobham được hoàn thiện năm 2007.[187]

Stamford Bridge được sử dụng cho một vài sự kiện thể thao quan trọng từ năm 1905. Đây là nơi tổ chức Chung kết FA Cup từ 1920 tới 1922,[188] mười trận bán kết FA Cup (gần nhất là năm 1978), mười trận FA Charity Shield (lần cuối 1970), và ba trận đấu quốc tế của Anh, lần cuối vào năm 1932; nơi đây cũng diễn ra một trận đấu thuộc Victory International năm 1946.[189] Trận Chung kết UEFA Women's Champions League 2013 được diễn ra tại Stamford Bridge.[190]

Tháng Mười 1905 nơi đây diễn ra một trận đấu rugby union giữa All Blacks và Middlesex,[191] và năm 1914 tổ chức một trận đấu bóng chày giữa New York Giants và Chicago White Sox.[192] Đây từng là nơi diễn ra trận đấu quyền Anh giữa nhà vô địch thế giới hạng ruồi Jimmy Wilde và Joe Conn năm 1918.[193] Đường chạy quanh sân từng diễn ra cuộc đua ô tô từ năm 1928 tới 1932,[194] đua chó từ 1933 tới 1968, và đua xe cỡ nhỏ năm 1948.[195] Năm 1980, Stamford Bridge tổ chức trận đấu cricket có đèn chiếu sáng đầu tiên ở Vương quốc Anh, giữa Essex và West Indies.[196] Đây cũng là sân nhà của đội bóng bầu dục Mỹ London Monarchs mùa giải 1997.[197]

Chủ sở hữu hiện tại của câu lạc bộ cho rằng một sân vận động lớn hơn là cần thiết để giúp Chelsea có thể cạnh tranh với các câu lạc bộ đối thủ có sân với sức chứa lớn hơn đáng kể như Arsenal và Manchester United.[198] Do nằm cạnh một tuyến đường chính và hai đường xe lửa, các cổ động viên chỉ có thể vào sân thông qua đường Fulham Road, mà gặp khó khăn trong việc mở rộng do những quy định về an toàn và sức khỏe.[199] Câu lạc bộ luôn khẳng định muốn giữ Chelsea ở lại sân hiện tại,[200][201][202] nhưng vẫn có động thái để chuyển tới một vài địa điểm gần kề bao gồm Trung tâm triển lãm Earls Court, Trạm điện Battersea và Doanh trại Chelsea.[203] Tháng Mười 2011, một lời đề xuất từ câu lạc bộ được đưa ra nhằm mua lại quyền sử dụng đất ở Stamford Bridge nhưng bị biểu quyết bác bỏ bởi các cổ đông Chelsea Pitch Owners.[204] Tháng Năm 2012, câu lạc bộ đưa ra lời đề nghị chính thức mua Trạm điện Battersea, với mục đích làm địa điểm cho sân vận động mới,[205] nhưng để thua một tập đoàn từ Malaysia.[206] Câu lạc bộ sau đó đưa ra kế hoạch tái xây dựng Stamford Bridge thành một sân vận động có sức chứa 60000 chỗ ngồi.[207]

Top 10 cầu thủ ra sân nhiều nhất cho Chelsea

Chủ sở hữu và tài chính

Chelsea F.C. được thành lập bởi Gus Mears năm 1905. Sau khi qua đời năm 1912, những hậu duệ của ông tiếp tục làm chủ đội bóng tới năm 1982, khi Ken Bates mua lại từ cháu trai Mears Brian Mears bới giá £1. Bates mua lại cổ phần kiểm soát câu lạc bộ và đưa Chelsea lên sàn chứng khoán AIM tháng 3 năm 1996.[258] Tháng 7 năm 2003, Roman Abramovich thu mua hơn 50% cổ phần của Chelsea Village plc, bao gồm 29.5% của Bates, với giá 30 triệu bảng và trong những tuần sau đó mua lại 35% của hầu hết trong số 12.000 cổ đông còn lại, hoàn thành vụ thu mua 140 triệu bảng. Các cổ đông khác vào thời điểm tiếp quản là bất động sản Matthew Harding (21%), BSkyB (9.9%) và một vài nhà ủy thác vô danh.[259] Sau khi vượt qua ngưỡng 90% cổ phần, Abramovich đưa câu lạc bộ trở lại tư nhân, hủy bỏ niêm yết trên AIM ngày 22 tháng 8 năm 2003. Ông cũng chịu trách nhiệm trả số nợ 80 triệu bảng của câu lạc bộ một cách nhanh chóng.[260]

Sau đó, Abramovich đổi tên công ty sở hữu thành Chelsea FC plc, thuộc công ty mẹ Fordstam Limited, được kiểm soát bởi ông.[261] Chelsea được tài trợ thêm bởi Abramovich thông qua khoản vay mềm không lãi suất mà được chuyển qua từ công ty mà ông nắm giữ Fordstam Limited. Khoản vay tính tới tháng 12 năm 2009 là 709 triệu bảng, khi họ chuyển đổi tất cả sang cổ phần của Abramovich, giúp câu lạc bộ thanh toán hoàn toàn số nợ,[262][263] mặc dù vẫn còn một vài khoản nợ với nợ với Fordstam.[264] Kể từ năm 2008 câu lạc bộ không còn khoản nợ nào bên ngoài.[265]

Chelsea không có lợi nhuận trong chín năm đầu Abramovich sở hữu, kỷ lục là để thua lỗ 140 triệu bảng tháng 6 năm 2005.[266] Tháng 12 năm 2012, Chelsea công bố lợi nhuận 1,4 triệu bảng cho tài khóa kết thúc vào ngày 30 tháng 6 năm 2012, lần đầu tiên câu lạc bộ có lãi dưới thời Abramovich.[266][267] Say khi để thua lỗ năm 2013 họ lại có lợi nhuận kỷ lục 18,4 triệu bảng năm 2014.[268]

Chelsea được xem là một thương hiệu toàn cầu; một báo cáo năm 2012 của Brand Finance xếp Chelsea là thương hiệu bóng đá xếp thứ năm với giá trị $398 triệu đô la Mỹ – tăng 27% so với năm trước đó, hơn 10 triệu đô so với thương hiệu thứ sáu, đối thủ thành Luân Đôn Arsenal – và được xếp hạng thương hiệu AA (rất mạnh).[269][270] Năm 2016, tạp chí Forbes xếp Chelsea là câu lạc bộ bóng đá giá trị thứ bảy thế giới với giá trị 1,15 tỉ bảng Anh (1,66 tỉ đô la Mỹ).[271] Cũng trong năm 2016, Chelsea xếp thứ tám trong Deloitte Football Money League với doanh thu thương mại hàng năm đạt 322,59 triệu bảng.[272]

Trang phục thi đấu của Chelsea đã được Nike sản xuất từ ​​tháng 7 năm 2017. Trước đó, trang phục thi đấu này được sản xuất bởi Adidas, công ty ban đầu được ký hợp đồng cung cấp trang phục thi đấu của câu lạc bộ từ năm 2006 đến năm 2018. Mối quan hệ hợp tác này đã được gia hạn vào tháng 10 năm 2010 trong một thỏa thuận trị giá 160 triệu bảng trong hơn 8 năm.[273] Thỏa thuận này một lần nữa được gia hạn vào tháng 6 năm 2013 trong một thỏa thuận trị giá 300 triệu bảng Anh trong 10 năm nữa.[274] Vào tháng 5 năm 2016, Adidas thông báo rằng theo thỏa thuận chung, việc tài trợ trang phục thi đấu sẽ kết thúc sớm sáu năm vào ngày 30 tháng 6 năm 2017.[275] Chelsea phải trả 40 triệu bảng tiền bồi thường cho Adidas. Vào tháng 10 năm 2016, Nike được công bố là nhà tài trợ trang phục thi đấu mới, trong một thỏa thuận trị giá 900 triệu bảng Anh trong 15 năm, cho đến năm 2032.[276] Trước đây, bộ quần áo bóng đá này được sản xuất bởi Umbro (1975–81), Le Coq Sportif (1981–86), The Chelsea Collection (1986–87), Umbro (1987–2006) và Adidas (2006–2017).

Nhà tài trợ áo thi đấu đầu tiên của Chelsea là Gulf Air, được đồng ý trong mùa giải 1983–84. Câu lạc bộ sau đó được tài trợ bởi Grange Farms, Bai Lin Tea và Simod trước khi một thỏa thuận dài hạn được ký kết với Commodore International vào năm 1989; Amiga, một nhánh của Commodore, cũng xuất hiện trên áo sơ mi. Chelsea sau đó được tài trợ bởi bia Coors (1994–97), Autoglass (1997–2001), Emirates (2001–05), Samsung Mobile (2005–08), Samsung (2008–15)[277][278] và Yokohama Tires (2015–20). Từ tháng 7 năm 2020, nhà tài trợ của Chelsea là Three,[279] tuy nhiên, nó đã tạm thời ngừng tài trợ vào tháng 3 năm 2022 để đáp lại lệnh trừng phạt của chính phủ Vương quốc Anh đối với Abramovich.[280] Nó khôi phục tài trợ của mình sau khi thay đổi quyền sở hữu của câu lạc bộ.[281]

Sau khi giới thiệu các nhà tài trợ tay áo ở Premier League, Chelsea đã có Alliance Tires là nhà tài trợ tay áo đầu tiên trong mùa giải 2017–18,[282] tiếp theo là Hyundai Motor Company trong mùa giải 2018–19.[283] Bắt đầu từ mùa giải 2022–23, Tập đoàn Amber trở thành nhà tài trợ tay áo mới, với nền tảng tài sản kỹ thuật số hàng đầu WhaleFin xuất hiện trên tay áo của cả đội nam và nữ.[284]

Câu lạc bộ cũng có nhiều nhà tài trợ và đối tác chính thức khác, bao gồm Cadbury, EA Sports, GO Markets, Hublot, Levy Restaurants, MSC Cruises, Parimatch, Singha, Trivago và Zapp.[285]

Chelsea FC plc là công ty sở hữu Chelsea. Công ty mẹ của Chelsea FC plc là Fordstam Limited và người kiểm soát Fordstam Limited là Roman Abramovich.[286]

Ngày 22 tháng 10 năm 2014, Chelsea thông báo Ron Gourlay, sau mười năm thành công cùng câu lạc bộ trong đó có năm năm làm Giám đốc điều hành, rời Chelsea để theo đuổi cơ hội kinh doanh mới.[287] Ngày 27 tháng 10 năm 2014, Chelsea công bố Christian Purslow sẽ gia nhập câu lạc bộ để điều hành các hoạt động thương mại toàn cầu và sau đó cũng không bổ nhiệm thêm bất cứ vị trí cấp cao nào khác khi Chủ tịch Bruce Buck và Giám đốc Marina Granovskaia đảm nhận trách nhiệm điều hành.[288]

Phong cách chuyển nhượng

Khi Roman Abramovich lên nắm quyền tại Chelsea, ông chủ người Nga này đã bỏ ra rất nhiều tiền nhằm xây dựng Chelsea trở thành đội bóng vĩ đại nhất xứ sở sương mù. Mùa giải đầu tiên khi Abramovich chính thức ngồi vào chiếc ghế chủ tịch Chelsea, ông đã bỏ ra số tiền hơn 111 triệu bảng Anh, để đem về những cầu thủ chất lượng. Có thể kể đến như Hernán Crespo từ Inter Milan giá 17 triệu bảng, Adrian Mutu với 16 triệu bảng hay ký hợp đồng với một trong những tiền vệ thu hồi bóng xuất sắc nhất thế giới, Claude Makélélé của Real Madrid với mức phí 16 triệu bảng. Tuy nhiên mùa giải này Chelsea không thể giành danh hiệu nào, khiến Abramovich không hài lòng.

Hệ quả sau đó, Chelsea đã có huấn luyện viên mới, một người Bồ Đào Nha, José Mourinho. Từ đó Abramovich ưu tiên mua những cầu thủ quốc tịch Bồ Đào Nha hay những cầu thủ mà Mourinho yêu cầu để dễ dàng làm việc với Người đặc biệt. Lần lượt Paulo Ferreira, Ricardo Carvalho, Michael Essien và chân sút xuất sắc sau này của Chelsea là Didier Drogba đều đến Luân Đôn chơi bóng. Với chiến lược chuyển nhượng hiệu quả, Chelsea mùa giải đó đã lên ngôi vô địch Ngoại hạng Anh sau hơn 50 năm và tiếp tục bảo vệ thành công chức vô địch 1 năm sau đó.

Tuy nhiên những năm sau, Abramovich bắt đầu nhúng tay vào chuyên môn gây ảnh hưởng đến thành tích của Chelsea. Ông ký hợp đồng với tiền đạo Andriy Shevchenko khi ấy đã 29 tuổi với mức phí cao ngất ngưỡng 30 triệu bảng. Có những tin đồn cho rằng Abramovich chiêu mộ chân sút người Ukraine chỉ vì Shevchenko có mối quan hệ bạn bè thân thiết với chủ tịch của Chelsea. Và sau đó Shevchenko thi đấu không thực sự thành công trong màu áo The Blues, liên tục bị Mourinho cho ngồi dự bị và dẫn đến sự rạn nứt giữa Người đặc biệt với ông chủ người Nga.

Sự can thiệp của Abramovich đã làm ngân sách Chelsea thu hẹp, dẫn đến việc chi tiêu lặt vặt vào thị trường chuyển nhượng khiến Chelsea mất vị thế ở Giải Ngoại Hạng. Vào kỳ chuyển nhượng mùa Đông năm 2011, Chelsea khi ấy đang là Đương kim vô địch của Giải đã thi đấu bết bát, hàng công mờ nhạt, hàng thủ chắp vá, Abramovich đã mang về sân Stamford Bridge tiền đạo Fernando Torres của Liverpool với mức giá kỷ lục của CLB là 50 triệu bảng Anh và trung vệ David Luiz của Benfica với 25 triệu bảng, Tuy nhiên chỉ một trong hai bản hợp đồng thi đấu thành công. Trong khi Luiz là thủ lĩnh hàng thủ thì Torres lại mờ nhạt trên hàng công. Điều này dẫn đến một mùa giải trắng tay của Chelsea.

Mùa giải tiếp theo, với mong muốn chinh phục UEFA Champions League, Chelsea đã chiêu mộ một trong những tiền vệ kiến thiết xuất sắc nhất ở Tây Ban Nha, Juan Mata với mức phí chuyển nhượng 24 triệu bảng. Và mong muốn của Abramovich đã thành hiện thực, Mata góp công lớn giúp Chelsea đăng quang chức vô địch vào cuối mùa giải đó. Mùa hè sang năm, với việc vô địch châu Âu, Stamford Bridge trở thành điểm đến của nhiêu ngôi sao trên thế giới. Chelsea tiếp tục ký hợp đồng với tiền vệ cánh Eden Hazard giá 32 triệu bảng và Oscar dos Santos với 23 triệu bảng. Mặc dù không thể bảo vệ ngôi vô địch tại đấu trường hạng nhất châu Âu, nhưng bộ đôi này cũng giúp The Blues đăng quang tại UEFA Europa League năm 2013.

Vào năm 2014, mùa giải thứ 2 trong nhiệm kỳ thứ hai của José Mourinho tại Chelsea, CLB đã lần lượt chia tay các công thần Frank Lampard, Ashley Cole, Fernando Torres ở cả ba tuyến và để chiều theo mong muốn của Mourinho, Abramovich đã chiêu mộ Diego Costa, Cesc Fabregas và Filipe Luís với tổng trị giá hơn 70 triệu bảng. Mùa giải đó, Diego Costa tỏ chứng tỏ giá trị của mình với 20 pha lập công, còn tiền vệ Cesc Fabregas đóng vai trò nhạc trưởng đã phát huy đúng sở trường của mình và sự đáp ứng về nhu cầu đó đã giúp Chelsea vô địch giải Ngoại hạng Anh vào cuối mùa, đồng thời đánh bại Tottenham Hotspur với tỉ số 2-0 trong đó có 1 bàn thắng của bản hợp đồng đầu mùa Diego Costa để giành lấy Cúp Liên Đoàn.

Mùa giải sau đó, Roman Abramovich chỉ đem về một bản hợp đồng lớn là Pedro Rodríguez từ Barcelona với mức phí khoảng 21 triệu bảng, còn lại là những cầu thủ trẻ, mà không bổ sung thêm bất cứ nhân sự nào, dẫn đến lối chơi của Chelsea bị bắt bài, kết quả mùa giải đó, Chelsea trắng tay trong khi José Mourinho đành bất lực và phải rời khỏi cương vị HLV. Nhận thấy cần sự đổi mới, ngay mùa hè 2016, Chelsea đã ký liền hợp đồng với ngôi sao mới nổi của bóng đá Bỉ, Michy Batshuayi với mức giá 33,2 triệu bảng Anh, qua đó trở thành bản hợp đồng đắt giá thứ 2 trong lịch sử CLB khi ấy, chỉ sau Fernando Torres. Đồng thời khi nhận thấy Nemanja Matic đã đánh mất phong độ của 1 tiền vệ đánh chặn, BLĐ của Chelsea đã thuyết phục được tiền vệ N'Golo Kanté, cầu thủ đã góp công lớn giúp Leicester lập kỳ tích vô địch Giải ngoại hạng mùa giải trước gia nhập đội bóng thành Luân Đôn khi trả cho "bầy cáo" 30 triệu bảng để lấy đi cầu thủ đánh chặn hay nhất của họ. Ngoài ra ông chủ người Nga này cũng đã mời gọi lại một người cũ, hậu vệ David Luiz từ Paris SG với số tiền phá vỡ hợp đồng là 30 triệu bảng đồng thời chiêu mộ 1 hậu vệ cánh người Tây Ban Nha, Marcos Alonso khi trả cho Fiorentina một khoản tiền lên đến 23 triệu bảng. Trong khi David Luiz và Marcos Alonso đóng vai trò thiết yếu trong sơ đồ 3-5-2 của tân huấn luyện viên Antonio Conte thì bản hợp đồng đắt giá Michy Batshuayi lại phải ngồi dự bị đã cho thấy chiến lược chuyển nhượng cho hàng tiền đạo của The Blues vẫn đang có vấn đề.

Biểu trưng và màu sắc

Chelsea có bốn biểu trưng chính, mà tất cả đều đã qua những sự thay đổi nhỏ. Đầu tiên, được sử dụng từ những ngày đầu thành lập câu lạc bộ, là hình ảnh một người hưu trí Chelsea, những cựu chiến binh quân động sống gần Bệnh viện Hoàng gia Chelsea. Điều này góp phần tạo nên biệt danh ban đầu của câu lạc bộ "pensioner", và tiếp tục cho đến nửa thế kỷ sau, mặc dù nó chưa từng xuất hiện trên áo đấu của câu lạc bộ. Khi Ted Drake trở thành huấn luyện viên trưởng Chelsea năm 1952, ông bắt đầu hiện đại hóa câu lạc bộ. Tin rằng biểu trưng người hưu trí Chelsea đã lỗi thời, ông nhấn mạnh việc thay thế nó.[208] Một huy hiệu có chữ viết tắt C.F.C. được sử dụng trong một năm. Năm 1953, biểu trưng của câu lạc bộ được thay đổi với một con sư tử xanh đứng thẳng ngoảnh đầu lại và trên tay cầm một cây gậy. Nó được dựa trên các chi tiết trong huy hiệu của Metropolitan Borough of Chelsea[209] với "sư tử chồm lên" lấy từ huy hiệu của chủ tịch câu lạc bộ khi ấy Tử tước Chelsea và cây gậy từ Cha trưởng tu viện Westminster, cựu Chúa tể Lãnh địa Chelsea. Nó cũng có ba bông hồng đỏ, đại diện cho nước Anh, và hai quả bóng.[208] Đây là biểu trưng đầu tiên của Chelsea được in lên áo đấu vào đầu những năm 1960.

Năm 1986, khi đó Ken Bates là chủ của đội bóng, biểu trưng của Chelsea lại được đổi một lần nữa nhằm hiện đại hóa vì hình ảnh sư tử đứng chồm không thể đăng ký thương hiệu.[210] Biểu trưng mới là một con sư tử tự nhiên, bằng màu vàng không phải màu xanh, đứng trên từ viết tắt C.F.C.. Nó được sử dụng trong 19 năm tiếp theo, với một số thay đổi như việc sử dụng màu sắc khác nhau, bao gồm màu đỏ từ 1987 tới 1995, vàng từ 1995 tới 1999, trước khi trở lại màu trắng.[211] Khi Roman Abramovich trở thành chủ mới của câu lạc bộ, và lễ kỷ niệm một trăm năm đến gần, kết hợp với nguyện vọng của các cổ động viên về việc khôi phục biểu trưng nổi tiếng vào những năm 1950, biểu trưng của câu lạc bộ lại được quyết định thay đổi một lần nữa năm 2005. Biểu trưng mới bắt đầu được sử dụng từ mùa giải 2005–06 và đánh dấu sự trở lại của thiết kế cũ, được sử dụng từ 1953 tới 1986, với một con sư tử xanh chồm lên cầm một cây gậy. Trong mùa giải kỷ niệm có kèm thêm dòng chữ '100 YEARS' và 'CENTENARY 2005–2006' ở lần lượt trên và dưới biểu trưng.[9]

Trang phục sân nhà đầu tiên của Chelsea sử dụng từ 1905 đến 1912.

Chelsea luôn luôn mặc áo màu xanh, mặc dù ban đầu họ sử dụng màu xanh nhạt hơn, được lấy từ màu xe ngựa của chủ tịch câu lạc bộ khi đó, Earl Cadogan, và được mặc với quần trắng, tất xanh đậm hoặc đen.[212] Áo xanh nhạt được thay bằng màu xanh đậm vào khoảng năm 1912.[213] Những năm 1960 huấn luyện viên Chelsea Tommy Docherty thay đổi một lần nữa, chuyển sang quần xanh (duy trì đến hiện tại kể từ đó) và tất trắng, vì tin rằng nó sẽ làm cho câu lạc bộ trở lên hiện đại và đặc biệt do thời đó chưa có câu lạc bộ nào sử dụng kiểu kết hợp đó; trang phục này lần đầu được mặc ở mùa giải 1964–65.[214] Kể từ đó Chelsea luôn sử dụng tất trắng trong các trận đu sân nhà ngoài một thời gian ngắn từ 1985 tới 1992, khi tất xanh được sử dụng lại.

Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về

Trang phục sân khách của Chelsea thường là màu vàng hoặc toàn trắng với những điểm xanh. Gần đây, câu lạc bộ có một số bộ sân khách màu đen hoặc xanh đậm.[215] Cũng như nhiều đội khác, họ cũng có một số bộ khác thường. Theo chỉ thị của Docherty, tại bán kết FA Cup 1966 họ mặc áo màu xanh với sọc đen dựa theo áo của Inter Milan.[216] Giữa những năm 1970, áo sân khách là áo trắng với sọc đỏ và xanh lá cây dựa trên cảm hứng của đội tuyển quốc gia Hungary những năm 1950.[217] Những mẫu áo sân khách đáng nhớ khác bao gồm bộ ngọc bích giai đoạn 1986–89, kim cương đỏ và trắng giai đoạn 1990–92, màu quýt và chỉ giai đoạn 1994–96, vàng chói 2007–08.[215] Bộ áo màu quýt và chì được liệt vào danh sách những trang phục bóng đá xấu nhất lịch sử.[218][219]

Chelsea là một trong những câu lạc bộ có lượng cổ động viên đông đảo nhất thế giới.[220][221] Họ là câu lạc bộ có lượng bình quân khán giả tới sân cao thứ sáu của bóng đá Anh[10] với khoảng 40,000 cổ động viên tới sân Stamford Bridge; họ có số lượng cổ động viên cao thứ bảy trong các đội Premier League mùa 2013–14, với lượng trung bình khán giả tới sân là 41,572.[222] Cổ động viên truyền thống của Chelsea đến từ tất cả các khu vực của Đại Luân Đôn bao gồm từ giai cấp công nhân của Hammersmith và Battersea, đến giới thượng lưu giàu có Chelsea và Kensington, và từ các home counties. Ngoài ra còn rất nhiều hội cổ động viên chính thức ở Vương quốc Anh và trên toàn thế giới.[223] Giai đoạn 2007 tới 2012, Chelsea xếp thứ tư trên thế giới về doanh số bán áo hàng năm với bình quân 910.000 chiếc.[224] Tài khoản Twitter chính thức của Chelsea có 6,29 triệu người theo dõi, xếp thứ năm trong các câu lạc bộ bóng đá.[225]

Trong các trận đấu, các cổ động viên Chelsea hát những bài hát như "Carefree" (theo giai điệu của Lord of the Dance, lời bài hát có thể được viết bởi cổ động viên Mick Greenaway[226][227]), "Ten Men Went to Mow", "We All Follow the Chelsea" (theo giai điệu của "Land of Hope and Glory"), "Zigga Zagga", và ăn mừng "Celery", kèm theo sau đó là nghi lễ ném cần tây. Rau quả bị cấm ở Stamford Bridge sau vụ việc liên quan tới tiền vệ Arsenal Cesc Fàbregas trong trận chung kết League Cup 2007.[228]

Đặc biệt trong những năm 1970 và 1980, các cổ động viên Chelsea có liên quan tới hooligan bóng đá. "Hội" của câu lạc bộ, ban đầu được gọi là Chelsea Shed Boys, sau đó được biết đến với tên gọi Chelsea Headhunters, nổi tiếng toàn quốc với hành vi bạo lực, cùng với hội hooligan của các câu lạc bộ khác như Inter City Firm của West Ham United và Bushwackers của Millwall, trước, giữa và sau các trận đấu.[229] So sự gia tăng hooligan những năm 1980 khiến chủ tịch Ken Bates đề xuất dựng lên một hàng rào điện để ngăn chặn họ xâm nhập vào sân, nhưng lời đề xuất bị Hội đồng Đại Luân Đôn bác bỏ.[230]

Từ những năm 1990, đã có sự suy giảm đáng kể về những rắc rối trên khán đài, là kết quả của việc quản lý chặt chẽ hơn, CCTV được lắp trong sân và sự xuất hiện của khán đài ngồi.[231] Năm 2007, câu lạc bộ khởi động chiến dịch 'Back to the Shed' nhằm cải thiện bầu không khí trong các trận đấu sân nhà, đạt được những thành công đáng chú ý. Theo số liệu từ Home Office, 126 cổ động viên Chelsea bị bắt vì liên quan đến bóng đá mùa 2009–10, cao thứ ba giải đấu, và 27 lệnh cấm được đưa ra, cao thứ năm.[232]

Đối thủ chính của Chelsea là câu lạc bộ cùng thành phố Arsenal. Hai câu lạc bộ hàng đầu ở Luân Đôn luôn luôn có sự thù địch từ những năm 1930. Các trận đấu giữa họ thường sẽ thu hút một lượng khán giả lớn. Những người hâm mộ Chelsea đã trả lời khảo sát nói rằng họ coi Arsenal là đối thủ chính thực sự của họ, còn Tottenham và Queens Park Rangers là đối thủ truyền thống của họ.

Cuộc đối đấu đầu tiên giữa hai đội diễn ra vào ngày 09 tháng 11 năm 1907 tại sân Stamford Bridge. Đây là lần đầu tiên Giải Bóng đá hạng nhất Anh chứng kiến trận đấu giữa hai câu lạc bộ cùng thành phố Luân Đôn và đã thu hút một lượng cổ động viên đến sân xem thi đấu với kỷ lục 65.000 người. Một trận đấu giữa các câu lạc bộ tại Stamford Bridge vào năm 1935 đã thu hút người xem đến 82.905. Họ gặp nhau trong hai lần trong trận tranh FA Cup vòng bán kết vào năm 1950, kết quả Arsenal đều giành chiến thắng cả hai lần. Trong những năm 1960 Chelsea thống trị về thành tích đối đầu với 14 trận thắng, hai trận hòa và chỉ thua hai trận trong suốt thập kỷ.

Tại các giải tranh cup thể thức đấu loại trực tiếp, hai câu lạc bộ đã gặp nhau ở hai trận Chung kết Cúp FA 2002, khi đó Arsenal giành chiến thắng 2-0, và Cúp liên đoàn Anh năm 2007, Chelsea thắng 2-1. Hai đội cũng đã gặp nhau tại UEFA Champions League vòng tứ kết trong mùa giải 2003-04, ở lượt đi mặc dù bị cầm hòa 1-1 trên sân nhà Stamford Bridge, nhưng lượt về Chelsea đã thắng 2-1 tại Sân vận động Highbury để tiến vào vòng bán kết.

Trong năm 2006, vụ chuyển nhượng của Ashley Cole từ Arsenal sang Chelsea tiếp tục làm dấy lên sự cạnh tranh, bởi Ashley Cole đã bị bắt gặp khi đang đàm phán với Chelsea 1 tháng trước khi chính thức chuyển sang Stamford Bridge thi đấu.

Trận thua đậm nhất của Chelsea trước Arsenal là vào mùa giải 2011-12, Chelsea khi ấy dưới sự dẫn dắt của huấn luyện viên người Bồ Đào Nha, ông André Villas-Boas đã để thua với tỷ số 3-5, trong đó có 1 cú hat-trick của tiền đạo Robin van Persie bên phía Arsenal.

Còn trận thắng đậm nhất của Chelsea trước kình địch cùng thành phố Luân Đôn là nó diễn ra đúng vào ngày Arsène Wenger kỉ niệm 1000 trận dẫn dắt Arsenal vào năm 2014. Khi ấy Chelsea của José Mourinho, một người cũ vốn có những bất đồng với Wenger đã bất ngờ giành chiến thắng với tỷ số 6-0. Đó có thể coi là màn trả thù ngọt ngào của The Blues khi đã thua 3-5 vào năm 2011.

Ngoài Arsenal ra, Tottenham được xem là đối thủ kình địch thứ hai của Chelsea. Hai câu lạc bộ ở Luân Đôn luôn có sự quyết liệt mạnh mẽ từ năm 1967. Trận đấu giữa họ thường sẽ thu hút khán giả lớn và đôi khi sẽ kết thúc trong các cuộc đụng độ bạo lực giữa những người ủng hộ. Theo một cuộc khảo sát năm 2004 của Planetfootball.com, Chelsea và Tottenham đều coi nhau là đối thủ thứ hai của họ, đứng đầu là câu lạc bộ Arsenal.

Trận đấu giải đấu đầu tiên giữa hai đội diễn ra vào ngày 18 Tháng 12 năm 1909 tại Stamford Bridge, Chelsea giành chiến thắng 2-1. Tuy nhiên, sự cạnh tranh bắt đầu diễn ra từ năm 1967 trong trận chung kết FA Cup, đó là trận chung kết đầu tiên của giải đấu chứng kiến một cuộc đối đầu nội bộ giữa giữa hai đội bóng đến từ Luân Đôn và vì thế trận đấu thường được mệnh danh là Cockney Cup. Tottenham khi ấy đã thắng 2-1 để lên ngôi vô địch. Đối với người hâm mộ Chelsea, đó là một cú sốc lớn khi họ nhìn thấy hai cựu cầu thủ của mình, Jimmy Greaves và Terry Venables lên ngôi vô địch cùng đối thủ Tottenham.

Sự cạnh tranh đã được tiếp tục bùng lên trong mùa giải 1974-1975. Khi đó cả Chelsea và Tottenham đang chiến đấu để thoát ra khỏi nhóm xuống hạng từ Giải hạng nhất. Trước khi trận đấu trực tiếp, Chelsea với một điểm nhiều hơn đang xếp phía trên Tottenham, và đối thủ của Chelsea đang ở trong khu vực xuống hạng. Tottenham cuối cùng giành chiến thắng 2-0. Sau đó, Chelsea không thể giành chiến thắng trong hai trận đấu còn lại của họ và cuối cùng bị xuống hạng từ giải hạng nhất còn Tottenham trụ hạng với 1 điểm nhiều hơn.

Từ những năm 1990, Chelsea đã thống trị trong các lần đối đầu với Tottenham, họ bất bại trước đối thủ của họ hơn một thập kỷ, mà đỉnh cao là chiến thắng 6-1 trên sân White Hart Lane của Tottenham. Đó cũng là trận thắng đậm nhất của Chelsea trước Tottenham, cũng là trận thắng đậm nhất trên sân của đối thủ. Vào ngày 5 tháng 11 năm 2006, Tottenham đánh bại Chelsea 2-1 trên sân White Hart Lane, kết thúc thời gian dài 16 năm mà không có nổi một chiến thắng trước The Blues.

Vào ngày 1 tháng 3 năm 2015, Chelsea đã giành Cúp Liên đoàn bóng đá Anh sau chiến thắng 2-0 trước Tottenham, hai bàn thắng được ghi bởi John Terry và Diego Costa. Sau trận đấu, các fan đã đụng độ trong một tàu điện ngầm.

Tại châu Âu, đối đầu mà Chelsea gặp nhau nhiều nhất là câu lạc bộ đến từ Tây Ban Nha, Barcelona. The Blues đã chạm trán với đội bóng xứ Catalan tổng cộng 12 lần với thành tích 4 thắng, 3 thua và 5 hòa. Lần đầu tiên 2 đội gặp nhau tại Cup châu Âu là ở vòng tứ kết UEFA Champions League mùa giải 1999-2000, Chelsea khi ấy đã đánh bại được Barca ở trận lượt đi với tỉ số 3-1, nhưng lượt về họ bất ngờ để Barca đè bẹp 1-5 trên sân Camp Nou và bị loại.

Vào năm 2005, lá thăm đã đưa Chelsea khi ấy được dẫn dắt bởi José Mourinho gặp lại Barcelona tại vòng 1/16. Trận lượt đi trên đất Tây Ban Nha, dù đã mở tỉ số trước, nhưng Chelsea đã để đối thủ ghi liên tiếp 2 bàn trong vòng 10 phút và thất bại với tỉ số 1-2. Nhưng ở trận lượt về trên sân Stamford Bridge, sau 20 phút thi đấu, Chelsea đã vượt lên dẫn trước với tỉ số 3-0, dù đã để Ronaldinho bên phía Barca lập cú đúp rút ngắn tỉ số xuống còn 2-3, nhưng với pha lập công phút 76 của trung vệ John Terry cũng đủ để giúp Chelsea tiến vào vòng trong sau chiến thắng 4-2 ở trận lượt về và 5-4 sau cả hai lượt trận.

1 năm sau đó, duyên nợ lại đưa Chelsea gặp Barca tại vòng 1/16 UEFA Champions League mùa giải 2005/06. Lượt đi tại Stamford Bridge, Chelsea đã vượt lên dẫn trước nhờ pha phản lưới nhà của Thiago Motta, nhưng kịch bản trận lượt đi ở mùa trước lập lại, người hung một năm trước, John Terry đá phản lưới nhà giúp Barca cân bằng tỉ số 1-1 trước khi Samuel Eto'o ấn định chiến thắng 2-1 cho Barca trên sân khách. Và sau đó ở trận lượt về, dù Frank Lampard đã ghi bàn phút 90 giúp Chelsea cầm hòa 1-1 trên sân Camp Nou nhưng không đủ giúp Chelsea vượt qua vòng 1/16.

Mùa giải 2008/09, Chelsea dưới thời của Guus Hiddink tiếp tục gặp Barca tại vòng bán kết. Sau trận lượt đi hòa nhau 0-0 trên sân Camp Nou, Chelsea được thi đấu trận lượt về trên sân nhà. Cả trận đấu Chelsea đã bị cướp mất 5 quả Penalty khi trọng tài từ chối cho đội nhà được hưởng, đồng thời quyết định khó hiểu của trọng tài khi rút chiếc thẻ đỏ để đuổi tiền đạo Didier Drogba ra khỏi sân, hệ quả dù Chelsea bảo vệ tỉ số 1-0 nhưng đến phút bù giờ, Andres Iniesta ghi bàn giúp Barca cầm hòa 1-1 qua đó Chelsea bị loại bởi luật bàn thắng trên sân khách.

Năm 2012, hai đội gặp nhau tại bán kết Cup châu Âu năm đó. Trận lượt đi với lợi thế sân nhà, Chelsea đã đánh bại Barcelona với tỉ số 1-0 nhờ pha ghi bàn của tiền đạo Didier Drogba vào những phút cuối hiệp 1. Lượt về Barca nhanh chóng dẫn trước 2-0, dù trung vệ John Terry bị đuổi nhưng Chelsea đã gỡ được 1 bàn trước khi tiền đạo Fernando Torres từ 1 pha phản công đi bóng qua thủ môn để ấn định tỉ số hòa 2-2, đưa Chelsea vào trận chung kết gặp Bayern Munich.

Người có nhiều lần ra sân nhất cho Chelsea là cựu đội trưởng Ron Harris, người đã có 795 ra sân thi đấu chính thức trong giai đoạn 1961 tới 1980.[233] Kỷ lục dành cho thủ môn Chelsea được nắm giữ bởi người đồng đội cùng thời với Harris, Peter Bonetti, người ra sân 729 trận (1959–79). Với 103 lần khoác áo đội tuyển quốc gia (101 khi ở câu lạc bộ), Frank Lampard của Anh là cầu thủ có số trận đấu quốc tế nhiều nhất trong các cầu thủ Chelsea.

Frank Lampard là cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất Chelsea trong lịch sử, với 211 bàn trong 648 trận (2001–2014);[233] vượt qua người đã giữ vị trí này một thời gian dài Bobby Tambling vời 202 bàn tháng 5 năm 2013.[234] Bảy cầu thủ khác cũng ghi hơn 100 bàn cho Chelsea bao gồm: George Hilsdon (1906–12), George Mills (1929–39), Roy Bentley (1948–56), Jimmy Greaves (1957–61), Peter Osgood (1964–74 và 1978–79), Kerry Dixon (1983–92) và Didier Drogba (2004–12 và 2014–2015). Greaves giữ kỷ lục ghi nhiều bàn thắng nhất trong một mùa (43 mùa 1960–61).[235]

Chiến thắng đậm nhất của Chelsea trong một trận đấu chính thức là 13–0, khi gặp Jeunesse Hautcharage tại Cup Winners' Cup năm 1971.[236] Chiến thắng đậm nhất tại giải đấu cao nhất nước Anh là chiến thắng 8–0 trước Wigan Athletic năm 2010, và với tỉ số tương tự năm 2012 với Aston Villa.[237] Trận thua đậm nhất của Chelsea là trận thua 8–1 trước Wolverhampton Wanderers năm 1953.[238][239] Theo thống kê chính thức, trận đấu mà Chelsea làm chủ nhà có đông khán giả đến sân nhất là 82.905 người trong một trận đấu First Division gặp Arsenal ngày 12 tháng 10 năm 1935. Tuy nhiên, ước tính có khoảng 100.000 người đã tới xem trận giao hữu với đội bóng Liên Xô Dinamo Moskva ngày 13 tháng 11 năm 1945.[240][241] Với sự hiện đại hóa của Stamford Bridge những năm 1990 và việc đưa khán đài ngồi vào khiến cho kỷ lục này khó có thể bị phá trong tương lai. Sức chứa hiện tại của Stamford Bridge là 41.837.[7] Tất cả các cầu thủ đá chính cho Chelsea trong 57 trận đấu của mùa giải 2013–14 là cầu thủ quốc tế – một kỷ lục mới của câu lạc bộ.[242]

Chelsea giữ kỷ lục nước Anh với số điểm cao nhất giành được trong một mùa giải (95), để lọt lưới ít nhất trong một mùa giải (15), có nhiều trận thắng tại Premier League nhất trong một mùa giải (29), có tổng số trận giữ sạch lưới nhiều nhất trong một mùa giải Premier League (25) (tất cả đều được thiết lập trong mùa giải 2004–05),[243] và giữ sạch lưới nhiều trận liên tiếp nhất kể từ đầu giải (6, ược thiết lập trong mùa giải 2005–06).[244] Chiến thắng với tổng tỉ số 21–0 trước Jeunesse Hautcharage tại UEFA Cup Winners' Cup năm 1971 vẫn đang là kỷ lục của châu Âu.[245] Chelsea giữ kỷ lục có chuỗi bất bại dài nhất trên sân nhà tại giải đấu cao nhất nước Anh, trải qua 86 trận từ 20 tháng 3 năm 2004 tới 26 tháng 10 năm 2008. Họ bắt đầu thiết lập kỷ lục vào ngày 12 tháng 8 năm 2007, vượt qua kỷ lục 63 trận bất bại của Liverpool giai đoạn 1978 tới 1980.[246][247] Chelsea có chuỗi mười một trận thắng liên tiếp trên sân khách tại giải quốc gia, từ 5 tháng 4 năm 2008 tới 6 tháng 12 năm 2008, đây cũng là kỷ lục của giải đấu cấp cao nhất nước Anh.[248]

Chelsea, cùng với Arsenal, là câu lạc bộ đầu tiên mang số áo thi đấu, vào ngày 25 tháng 8 năm 1928 trong trận đấu gặp Swansea Town.[249] Họ cũng là đội bóng Anh đầu tiên sử dụng máy bay để di chuyển tới sân khách trong một trận đấu quốc nội, khi họ tới gặp Newcastle United ngày 19 tháng 4 năm 1957,[250] và là đội bóng của First Division đầu tiên thi đấu vào ngày Chủ nhật, khi họ đối đầu với Stoke City ngày 27 tháng Giêng 1974. Ngày 26 tháng 12 năm 1999, Chelsea trở thành đội bóng đầu tiên của Anh cho ra sân đội hình chính thức với toàn cầu thủ nước ngoài (không cầu thủ Anh Quốc hoặc Ireland) trong một trận đấu tại Premier League gặp Southampton.[251]

Tháng Năm 2007, Chelsea trở thành đội bóng đầu tiên vô địch FA Cup trên Sân vận động Wembley mới, họ cũng đồng thời là câu lạc bộ cuối cùng vô địch trên sân Wembley cũ.[252] Họ là câu lạc bộ Anh đầu tiên xếp thứ nhất trong bảng xếp hạng năm năm của UEFA của thế kỷ XXI.[253] Họ là đội bóng đầu tiên của Premier League ghi được hơn 100 bàn trong một mùa giải, chạm tới cột mốc này trong vòng đấu cuối cùng của mùa 2009–10.[254] Chelsea là câu lạc bộ duy nhất của Luân Đôn vô địch UEFA Champions League, sau khi đánh bại Bayern Munich trong trận chung kết năm 2012.[255][256] Khi họ giành UEFA Europa League 2012–13, Chelsea trở thành câu lạc bộ duy nhất của Anh vô địch cả bốn danh hiệu châu Âu và là câu lạc bộ duy nhất là đồng thời là đương kim vô địch của cả Champions League và Europa League.[257]

Những cầu thủ khác theo hợp đồng

Ghi chú: Quốc kỳ chỉ đội tuyển quốc gia được xác định rõ trong điều lệ tư cách FIFA. Các cầu thủ có thể giữ hơn một quốc tịch ngoài FIFA.

Ghi chú: Quốc kỳ chỉ đội tuyển quốc gia được xác định rõ trong điều lệ tư cách FIFA. Các cầu thủ có thể giữ hơn một quốc tịch ngoài FIFA.